CÁCH CHĂM CÂY SẦU RIÊNG TỪ A-Z✍️✍️✍️

Cây sầu riêng là loại cây ăn quả nhiệt đới phổ biến ở Đông Nam Á, trong đó Việt Nam là một trong những quốc gia có tiềm năng phát triển lớn. Khi được trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật, sầu riêng mang lại giá trị kinh tế cao. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng qua từng giai đoạn sinh trưởng.
1. Giai đoạn khởi động (1 – 45 ngày)
Giai đoạn này tập trung vào sự phát triển của vỏ trái và hình thành hạt, tốc độ tăng trưởng về kích thước và trọng lượng còn chậm.
– Dinh dưỡng cần thiết:
+ Cần cung cấp Nitơ 👎 để thúc đẩy sự hình thành tế bào mới, nhưng với liều lượng vừa đủ để tránh hiện tượng trái chậm lớn, rụng trái.
+ Carbonhydrate (tổng hợp qua quang hợp) là nguồn năng lượng chính giúp cây phát triển và tạo thành các hợp chất quan trọng như cellulose, tinh bột.
+ Canxi (Ca) đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành lớp màng Canxi-pectate, giúp vỏ trái phát triển đồng đều. Nếu thiếu canxi, trái có nguy cơ bị nứt và rụng.
– Các yếu tố môi trường:
+ Ánh sáng, nước và vi lượng là điều kiện thiết yếu để nâng cao hiệu suất quang hợp.
+ Cân bằng nội tiết tố rất quan trọng. Điều kiện bất lợi như khô hạn hay ngập úng có thể phá vỡ cân bằng này, gây hiện tượng rụng trái.
2. Giai đoạn tăng tốc (46 – 85 ngày)
Ở giai đoạn này, trái bắt đầu hình thành cơm, tăng nhanh trọng lượng và kích thước.
– Dinh dưỡng cần thiết:
+ Nitơ 👎 cần được bổ sung nhiều hơn để hỗ trợ quá trình nguyên sinh phân tế bào.
+ Carbonhydrate vẫn là nguồn năng lượng chính giúp hình thành cấu trúc vỏ, hạt và cơm sầu riêng.
+ Canxi (Ca) tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì độ bền chắc của vỏ trái.
– Các yếu tố môi trường:
+ Số lượng lá trên cây cần được duy trì hợp lý để tối ưu hóa quá trình quang hợp.
+ Bổ sung phân bón hữu cơ giúp tăng nguồn Carbonhydrate, hỗ trợ phát triển trái.
+ Duy trì cân bằng nội tiết tố, hạn chế rủi ro từ thời tiết bất lợi.
3. Giai đoạn về đích (86 – 125 ngày)
Đây là giai đoạn quyết định năng suất và chất lượng trái sầu riêng, khi kích thước đã tối đa và bắt đầu quá trình tích lũy dưỡng chất.
– Dinh dưỡng cần thiết:
+ Nitơ 👎 vẫn cần thiết nhưng ở mức vừa đủ để kết hợp với Carbonhydrate tạo protein giúp thịt trái tăng trọng lượng.
+ Kali (K) cần được bổ sung nhiều hơn để hỗ trợ quá trình chuyển hóa Carbonhydrate thành đường, vitamin và các hợp chất hữu cơ quan trọng khác.
– Tối ưu hóa năng suất bằng cách:
+ Tăng hiệu suất quang hợp qua việc cung cấp đầy đủ ánh sáng, nước và dinh dưỡng.
= Bổ sung Carbonhydrate hữu hiệu qua lá để cây có đủ dưỡng chất tích lũy trong trái.
+ Giảm tiêu hao năng lượng thông qua việc tối ưu hóa hô hấp cây trồng.
– Diễn biến nội tiết tố:
+ Khi trái đạt kích thước và trọng lượng tối đa, hormone ABA phát tín hiệu ức chế sinh trưởng.
+ Ethylen nội sinh bắt đầu tăng mạnh, kích thích quá trình chín và rụng trái.
Lưu ý: Quy trình trên dựa trên điều kiện thời tiết thuận lợi và mô phỏng sự phát triển của giống sầu riêng Monthong.
Nguồn tham khảo: Khoa Học Sầu Riêng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *