TẦNG RỜI SẦU RIÊNG – TẠI SAO BÔNG, TRÁI HAY BỊ RỤNG NGAY TẦNG RỜI?

Nhiệt độ ngày đêm chênh lệch lại thêm mưa trái mùa xảy ra đã gây nên tình trạng buông lóng, tháo khớp bông – trái ngày càng phổ biến. Vậy tầng rời là gì? Tại sao bông – trái hay bị rụng ngay tầng rời? Các chế phẩm chống rụng tác động thế nào đến sự thắt chặt của tầng rời?
Không phải loài thực vật nào cũng có tầng rời, ví dụ như cây chuối, cây lúa. Hay một số loài khác chỉ có tầng rời ngay lá mà không có ngay trái như cây me, cây ổi,…
Tầng rời là vị trí tiếp giữa cuống bông và cuống lá với thân, tầng rời giúp cây tăng tính chọn lọc tự nhiên và tăng khả năng phát tán nòi giống. Khi được giải phẩu ra, các nhà khoa học phát hiện tầng rời có cấu tạo từ 7 – 8 lớp tế bào nằm sát nhau.
– Các trường hợp khiến tầng rời lỏng lẻo
+ Do chín: khi trái đã phát triển đầy đủ các nhân tố thì tầng rời tự buông ra để phán tán hạt và tiếp tục quá trình duy trì nòi giống.
+ Thiếu dinh dưỡng: cây tự sinh các chất tự hủy để giảm áp lực nuôi trái.
+ Stress môi trường (quá nóng, quá lạnh, khô hạn, ngập úng, ngộ độc): làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, cây phải rụng bớt lá, hoa, trái để bảo toàn sự sống.
+ Stress sâu hại: rụng các bộ phận xấu, bộ phận bị bệnh, bị sâu tấn công để loại bỏ áp lực bệnh trên cây.
– Cơ chế gây rụng tầng rời
+ Khi bị sốc cây sẽ tự kích hoạt các hormone nội sinh bên trong nhằm điều khiển lại sự thích nghi của mình. Các chất ức chế như Abscisic acid được tổng hợp nhiều hơn.
Dưới tác động của chất này, cây trồng đóng khí khổng hạn chế thoát hơi nước, ức chế các chất tăng trưởng như Auxin, Gibberellin và Cytokinin không cho phát triển bộ phận mới.
+ Ngoài ra chất ức chế Ethylene cũng được kích hoạt, thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa, khiến tế bào già nua, tầng rời bị “bốc tách” thành từng lớp, từ đó trở nên lỏng lẽo và dễ rụng hơn.
– Giải pháp chống sốc – chống rụng
+ Để chống sốc và chống rụng trên sầu riêng cần phải tác động theo 3 hướng: điều hòa sinh trưởng, dinh dưỡng chống sốc và amino dễ tiêu.
+ Với mục tiêu là tiêu diệt các chất ức chế làm mất cân bằng, hóa giải chất gây oxi hóa tầng rời và cung cấp lại cho cây nguồn năng lượng sống dồi dào. Từ đó giúp cho cây phục hồi và thắt chặt tầng rời, tăng độ dẻo dai cuống bông – trái.
– Thời điểm ứng dụng
+ Giai đoạn sau xổ nhụy là thời điểm trái non rụng nhiều nhất, do đó cần phải chủ động ngăn ngừa. Thời điểm tác động tốt nhất là khi xổ nhụy 80% và sau đó 7 ngày (giai đoạn bút chì).
+ Vị trí phun là tập trung trên thân cành và mặt dưới lá.
Nguồn tham khảo: An Phát Nông

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *