QUY TRÌNH CHĂM SÓC SẦU RIÊNG GIAI ĐOẠN RA HOA, ĐẬU TRÁI

1. SAU KHI THU HOẠCH
Giai đoạn này kích thích cho cây sầu riêng 1 – 2 lần đọt để sầu riêng ra hoa, đậu trái và nuôi trái trong vụ tới. Bà con tiến hành thực hiện:
1.1 Tỉa cành
Khi thu hoạch xong bà con tiến hành tỉa cành nhằm kích thích cho sầu riêng ra đọt tập trung giúp cây phục hồi khả năng sinh trưởng và cho năng suất ở vụ tiếp theo.
Khi tỉa cành kết hợp với sửa lại tán để giúp ánh sáng xuyên qua tán cây. Tỉa bỏ những chồi vượt, cành bị sâu bệnh và những cành đan chéo vào nhau, tỉa những cành quá sát mặt đất. Hoa và trái chỉ tập trung phát triển trên những cành lớn trong tán cây nên những đối với những cành nhỏ bị che khuất lẫn nhau bà con tỉa bỏ để tán cây được thông thoáng giúp cho cây thụ phấn và phát triển.
1.2 Quản lý dinh dưỡng
Giai đoạn sau thu hoạch, bón phân thuốc để sầu riêng phục hồi và kích thích ra đọt kèm phòng ngừa nấm bệnh hại rễ trong đất.
Sau khi bón phân cần tưới nước cho cây 1 – 2 ngày/ lần giúp cây mau ra đọt.
*Lưu ý: Không nên tưới quá đẫm nước, đất quá ẩm sẽ làm nấm Phytophthora phát triển làm hại đến rễ cây.
2. TẠO MẦM HOA VÀ KÍCH THÍCH TRỔ
Sầu riêng 1 – 2 năm tuổi, cây chưa trưởng thành, cây phát triển kém (lá thưa, ít, hay bị bệnh thán thư không nên kích thích ra bông.
3. GIAI ĐOẠN RA MẮT CUA
Phun phân thuốc để phá miên trạng mầm hoa thúc đẩy hoa phát triển tập trung và ngăn ngừa mầm hoa bị chai. Bà con phun 1 lần hoặc 2 lần tùy theo điều kiện canh tác, phun đều lên mầm hoa.
Từ giai đoạn này trở về sau chính là giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng của cây. Bà con bón phân chứa lượng đạm cao để phát triển thân, là và mắt cua.
Tưới nước giữ ẩm thông thường không nên tưới nước quá nhiều sẽ gây nấm bệnh, còn nếu tưới ít nước quá khô sẽ ảnh hưởng đến bộ rễ và làm khô mắt cua. Cho nước vào mương lại và giữ ở độ sâu 60 – 80 từ mặt liếp.
Phun phân thuốc để ngăn ngừa sâu bệnh, nhất là bệnh thán thư vào mùa mưa.
Sau khi phá miên trạng thành công, từ 7 – 10 ngày sau khi mắt cua bắt đầu hình thành và phát triển thì bà con tiến hành kéo đọt cho sầu riêng.
4. GIAI ĐOẠN BÚP ĐƯỢC 20 NGÀY
Tiến hành bón phân và tỉa bông đợt 1: Tỉa bỏ bông ở ngoài tán, trên thân hoặc những bông ở gần sát thân, tỉa bỏ những chùm hoa sát nhau, cuống nhỏ chỉ để lại những chùm hoa cuống to có khoảng cách đều nhau.
Lúc này bà con nên phun phân thuốc để ngăn ngừa sâu bệnh vì lúc này cây có những vết thương dễ bị côn trùng và nấm bệnh tấn công.
5. GIAI ĐOẠN BÚP ĐƯỢC 40 – 45 NGÀY (GIAI ĐOẠN TRƯỚC XỔ NHỤY 15 NGÀY)
Tiến hành tỉa bông lần 2 và bón phân chứa Kali cao để chặn đọt.
Bổ sung thêm vi lượng qua lá để giúp lá xanh, dày khỏe. Bổ sung thêm Canxi và Bo để tăng khả năng đậu trái (Bổ sung Canxi 1 lần, Bo 2 lần trước khi hoa nở cách nhau 7 – 10 ngày).
6. GIAI ĐOẠN SAU XỔ NHỤY 15 NGÀY (GIAI ĐOẠN RỤNG TRÁI NON)
Tiếp tục bón phân có lượng Kali cao kết hợp với phân hữu cơ.
Phun phân thuốc để hạn chế sầu riêng rụng trái non kết hợp với phân bón lá phun vào những trái non và những tán lá xung quanh, phun 2 lần cách nhau 10 – 15 ngày.
7. GIAI ĐOẠN TRÁI ĐƯỢC 30 NGÀY
Đây cũng là giai đoạn tỉa trái lần 1 sau khi tỉa trái bà con nên phun phòng sâu bệnh, vì lúc tỉa trái đã tạo ra vết thương trên cây côn trùng và nấm bệnh dễ tấn công.
Giai đoạn này vẫn tiếp tục bổ sung vi lượng giúp lá xanh dày khỏe tăng khả năng quang hợp và giúp trái phát triển đồng đều.
8. GIAI ĐOẠN TRÁI ĐƯỢC 50 NGÀY
Tỉa trái lần 2 sau khi tỉa trái bón phân tùy thuộc vào tình hình thực tế của cây. Bón 2 lần cách nhau khoảng 7 0 10 ngày.
Đối với giống Ri6: Bà con bổ sung phân bón để hạn chế hiện tượng cháy múi.
9. GIAI ĐOẠN TRÁI ĐƯỢC 70 NGÀY
Bón phân có hàm lượng kali cao để làm tăng chất lượng trái.
Bón phân thuốc để hạn chế hiện tượng sượng cơm.
Lưu ý: Trong giai đoạn nuôi trái, sầu riêng thường bị rệp sáp tấn công nếu như tình trạng này kéo dài sẽ làm gai sầu riêng bị cháy hoặc bị hư làm ảnh hưởng chất lượng trái. Bà con phun trị rệp sáp, phun đều 2 mặt lá, thân cây và vùng tán dưới. Phun phân thuốc định kỳ 5 – 10 ngày/lần.
Trên đây là quy trình chăm sóc sầu riêng giai đoạn ra hoa, đậu trái (cây 8 – 10 năm), tùy vào điều kiện tuổi cây, sức cây bà con có thể tham khảo và điều chỉnh hàm lượng phù hợp với cây nhà mình.
Chúc bà con thành công!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *