KINH NGHIỆM CHĂM SÓC SẦU RIÊNG KHÔNG ĐI ĐỌT – HẾT LO SƯỢNG CƠM GIAI ĐOẠN NUÔI TRÁI



Chuyện sầu riêng đi đọt trong giai đoạn nuôi trái gây cạnh tranh dinh dưỡng và rụng trái hàng loạt và sượng cơm trong giai đoạn tạo cơm đang là nỗi lo của nhiều nhà vườn thiếu kinh nghiệm. Bài viết nàyAsahi Nhật Bản xin chia sẻ lại chút kinh nghiệm MONG GIÚP ĐƯỢC NÔNG DÂN SẨU RIÊNG giảm bớt thất bại và sai lầm và KHÔNG CẦN ĐỐT ĐỌT.

Tránh đi đọt trong giai đoạn nuôi trái việc QUAN TRỌNG ĐẦU TIÊN là lấy được cơi đọt trước khi xổ để giảm bớt áp lực đi đọt sau khi xổ bông và giai đoạn trái 30-45 ngày bằng cách tưới dung dịch hữu cơ nâng ph ở thời điểm mắt cua hình thành những viên bi , cuống bông 1cm tưới 7 ngày/ lần TUYỆT ĐỐI ĐỪNG QUÊN, ĐỪNG LÀM SAI miền đông 12 ngày, Tây nguyên 15-17 ngày cây sẽ đi đọt (nếu làm đúng khi cuống bông 1cm thì lá lụa sẽ xổ bông, cuống bông 1,5cm còn 1 cặp lá chuẩn bị lụa bông xổ) khi xuất hiện mũi giáo phun rước đọt + thuốc rầy, khi cặp lá thứ nhất mở chuẩn bị xòe cặp 2 bón phân thuốc để đọt mập, bông khỏe….

Sau khi xổ bông giai đoạn 30-45 ngày không bón npk đạm cao – đi 3 số hoặc lân và kali cao( điều chỉnh theo tình trạng thực tế theo giai đoạn) — trên phun bón lá có hàm lượng hữu cơ và kali hữu hiệu cao đạm thấp SẼ KHÔNG SỢ ĐI ĐỌT – RA LÁ NÀO SẼ LỤA NHANH NHỜ HÀM LƯỢNG KALI HỮU CƠ CAO.

* Nứt gai: phun canxi, bo, Silic định kỳ, điều chỉnh lại dinh dưỡng.

* Xanh gai : phun Mg, Zn , Fe …vi lượng thiết yếu khác.

* Ri6 khi 55-60 ngày TRƯỚC 75 ngày và thái 65-70 ngày TRƯỚC 90 ngày TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĐƯỢC QUÊN bón canxi, mag, Silic và kaly cao BÓN lại lần 2 khi Ri 7-80 ngày, thái 90-100 ngày + lượng phân nuôi trái như cũ. Sau một tuần giảm dần lượng nước tưới và ngưng hẳn trước 2-3 ngày trước khi thu hoạch.

* Phun Nấm thối trái phun định kỳ giai đoạn trái 5-60 ngày trở đi.

CHÚC NÔNG DÂN SẦU RIÊNG THÀNH CÔNG!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *