Trái sầu riêng vàng gai dù đã thúc mấy cử phân những vẫn không mấy cải thiện là vấn đề nhiều nhà vườn gặp phải.
Như vậy tại sao lại xảy ra hiện tượng vàng gai, nó ảnh hưởng thế nào đến quá trình phát triển trái?
1. Triệu chứng đầu tiên
Theo bà con mô tả thì giai đoạn một tháng sau dứt nhụy, trái bằng trứng gà về sau là thời điểm dễ vàng gai nhất.
Biểu hiện đầu tiên là phần chóp gai hoe vàng, sau đó chuyển màu đỏ cam và lan vào chân gai. Chúng gây tổn thương, làm trái bị bó gai, chậm lớn. Chưa dừng tại đó, những vết nứt dần to ra theo thời gian, tạo đường cho nấm khuẩn chui vào dẫn đến bể gai, thối trái.
Nếu không được quan tâm từ sớm, đến khi trái lớn thì khả năng hồi phục kém, từ đó làm giảm mẫu mã khi thu hoạch, tỉ lệ trái đẹp thấp, không bán được giá tốt.
2. Nguyên nhân
Về nguyên nhân thì hiện nay đang là thời kỳ nắng cao điểm, việc thiếu nước tưới làm cây bị stress và sản sinh chất ức chế như Ethylene dẫn đến già nua. Qua đây chóp gai là vị trí đầu tiên trên trái bị ảnh hưởng.
Ngoài ra khi bị stress thì khả năng hấp thu dinh dưỡng, hoạt động sinh lý cũng kém đi. Từ đó đối tượng bệnh hại dễ dàng xâm nhập làm tổn thương rễ, gây cháy lá. Hậu quả trái bị thiếu chất, vàng vọt.
Mùa khô côn trùng hoạt động nhiều hơn, trong đó có rệp sáp. Nếu không phát hiện và tiêu diệt từ giai đoạn bông thì sau khi dứt nhụy rệp sẽ chích hút nhựa trái non khiến trái bị vàng và biến dạng gai.
Nguy hiểm hơn khi nhiều bà con hiện nay vì muốn tiêu diệt rệp sáp mà tùy ý lựa chọn các dòng thuốc trừ sâu dạng nóng như nhủ dầu hoặc cộng nhiều loại thuốc và phun trực tiếp vào trái. Điều này dẫn đến tế bào non của vỏ bị cháy nám, vàng hoe chỉ sau một vài ngày.
Giải pháp dùng vi lượng Boron phun giúp chống rụng, khắc phục tình trạng dài trái được nhà vườn ứng dụng, tuy nhiên nếu dùng liên tục, nồng độ cao dẫn đến dư Bo sẽ làm nứt cuống và đỏ gai.
Dẫu biết khi cây nhóm đọt lúc chạy trái thì rất nguy hiểm có thể gây rụng. Tuy nhiên kiểm soát đọt cần đồng thanh đồng thủ giữa thao tác dưới gốc và bên trên. Nhiều bà con chia sẻ vì muốn khống chế đọt mà nhiều cử liền chỉ rải NPK chứa kali cao, đang lúc trái lớn nhu cầu dinh dưỡng nhiều nhưng không được cung cấp đầy đủ cũng dẫn đến trái chậm phát triển, vàng gai.
3. Giải pháp phòng ngừa
Thời tiết nắng nóng thì việc phun giải nhiệt ất ý nghĩa trong việc điều hòa hoạt động sống của cây, tăng sự chống chịu áp lực bất lợi từ môi trường.
Ngoài ra giúp ngừa vàng gai thì chế độ dinh dưỡng phải cân đối giữa NPK và trung vi lượng. Khi trái khoảng 45 ngày tuổi là sẽ chuyển từ chạy trái sang phát triển mạnh về hình dáng, trọng lượng vỏ. Đây là thời điểm vàng để giúp trái nông hộc, hạn chế méo và ngừa vàng gai.
Nguồn sưu tầm