1. DO THIẾU DINH DƯỠNG

– Bón phân không cân đối bón phân NPK và phân hữu cơ.

– Bông – trái rụng dần mỗi ngày.
– Cây bị thiếu lá, lá xấu, xì mủ.

– Bón phân cân đối, giữ bộ lá khỏe trước khi làm bông.
2. RỤNG DO BỊ NẤM BỆNH

– Thường xuất hiện ở vườn rậm rạp, chủ yếu là thán thư.

– Trên hoa: Những bông bị nhiễm nấm sẽ có vết thối màu nâu xám. Vết bệnh này sẽ đen và lan dần ra, cuối cùng khiến hoa bị rụng.
– Trên quả: Quả có các vết đốm nhỏ màu nâu hiện rõ ở hốc gai. Vết bệnh nặng chuyển màu đen dần ở giữa và quầng vàng phía ngoài, lan rộng, dần dần trái sẽ bị rụng.

– Phun ngừa trước khi làm bông, giai đoạn sáng mắt cua và trước khi xổ bông.
3. RỤNG BÔNG – RỤNG TRÁI DO CÂY ĐI ĐỌT NON

– Cây sẽ ưu tiên sinh trưởng và thải bỏ bông.

– Chặn đọt: Chặn cây không cho ra đọt non.
– Kéo đọt: Sau khi cây ra mắt của 7-9 ngày, kích thích cây ra đọt và làm bộ lá mới mau già trước xổ nhụy (Từ khi cây nhú mắt cua đến thời gian cây xổ nhụy là 45 – 65 ngày, cần làm già lá trước khi xổ bông).
4. RỤNG DO CÂY BỊ SỐC NƯỚC

– Cây bị sốc nước do tưới nước không đều, để khô quá mới tưới.

– Cây bị rụng bông, trái hàng loạt.

– Khi cây sáng mắt cua thì tưới giữ ẩm đều cho vườn.
5. RỤNG TRÁI DO SINH LÝ

– Do lượng bông, trái quá nhiều nên cây đào thải.
– Thường rụng những bông yếu, quả méo.

– Tỉa bớt hoa, trái chỉ giữ lại đủ số trái trên mỗi cành, mỗi cây.
– Phun bổ sung canxi bo
– Chăm cây khỏe và cung cấp dinh dưỡng cân đối.