Trong suốt quá trình nuôi quả, sầu riêng rất nhạy cảm với phân bón và nước. Việc quản lý tốt rễ và lá trong giai đoạn này giúp cây đạt được kết quả tốt nhất về hình dáng, chống rụng quả và tăng chất lượng trái.
Khi bước vào mùa mưa đầu mùa, lượng nước lớn gây ảnh hưởi đến sự hấp thụ và phát triển rễ. Do đó, nhà vườn cần quan tâm đến các yếu tố sau:
1. Cơ Chế Hấp Thụ Dinh Dưỡng
Cây sầu riêng hấp thụ dinh dưỡng từ hai nguồn chính:
+ Rễ: Cung cấp nước và khoáng chất, trong đó đạm
là yếu tố chính.

+ Lá: Quang hợp tạo chất hữu cơ, trong đó các-bon (C) đóng vai trò chình.
Sự cân bằng giữa hai nguồn dinh dưỡng này là mối chìa khóa giúp cây phát triển tốt và kiềm hãm sinh trường khi cần thiết.
2. Quản Lý Bộ Rễ
Khi mưa nhiều, độ ẩm đất tăng, phân bón bị hoà tan nhanh, kích thích sự sinh trường của rễ. Nhà vườn có thể kiềm hãm rễ bằng:
+ Bón kali (từ 1-2 lần) để hạn chế rễ non phát triển.
+ Kiểm soát liều kali sao cho đạt hiệu quả hãm rễ mà không gây teo rễ, ức chế hấp thụ đạm hoặc dư thừa kali.
+ Điều chỉnh phân bón sau khi đã kiềm hãm rễ, tăng cường dòng phân bón phù hợp với từng giai đoạn sinh trường.
3. Quản Lý Bộ Lá
Việc hãm rễ cần được phối hợp với việc kiềm soát bộ lá để hạn chế dinh dưỡng di chuyển nhanh lên quả. Nhà vườn thường sử dụng:
+ Lân và kali, két hợp với chất ức chế, giúp lá “khựng” tạm thời.
+ Kiềm hãm tạm thời chỉ thực hiện khi cơn mưa đầu mùa làm đất mất kiểm soát, tránh lạm dụng.
+ Bón bổ sung dinh dưỡng sau khi kiềm hãm, đảm bảo quả tăng trường tốt.
Bằng việc quản lý hợp lý rễ và lá trong giai đoạn nuôi quả khi mưa nhiều, nhà vườn có thể đảm bảo năng suất và chất lượng trái tốt nhất.
Nguồn sưu tầm