1. BÓN PHÂN
* Giai đoạn sau xổ nhụy tới trái 35 ngày
Giai đoạn này rất nhạy cảm , quyết định được mùa hay mất mùa nên phải tuân thủ quy trình tuyệt đối.
– Đối với cây yếu hoặc mang nhiều trái thì 15 ngày sau xổ nhụy bắt đầu bón phân.
+ Loại phân NPK đa, trung, vi lượng hoặc các loại phân có hàm lượng tương tự.
+ Lượng phân: tùy vào độ lớn của cây và số lượng trái mà quyết định. Ví dụ cây 6 năm mang 150 trái dàn lá đẹp thì bón 300g.
+ Cách bón: bón đều xung quanh tán cây, có thể hoà vào hệ thống tưới.
* Giai đoạn 30 ngày tới 60 ngày
– Loại phân : Giai đoạn này bón NPK ba số cân bằng cho cây.
– Lượng phân : Tùy vào độ lớn của cây, trung bình 500g mỗi cây. Cây nào mang nhiều trái thì tăng thêm.
– Cách bón: Bón đều xung quanh tán cây hoặc pha vào hệ thống tưới. Cách 15 ngày bón một lần.
* Giai đoạn sau 60 đến 80 ngày
– Loại phân: Giai đoạn này để hạn chế quả lên heo, quá số ký thì bón NPK đa, trung, vi lượng cho cây hoặc loại phân có công thức tương tự.
– Lượng phân: Mỗi cây bón từ 500g đến 700g tùy vào độ lớn của cây và số lượng trái.
– Cách bón: Bón đều xung quanh tán, có thể hoà vào hệ thống tưới.
* Giai đoạn sau 80 ngày
– Loại phân: Giai đoạn này cần nhanh chóng đưa cơm lên màu, tăng độ ngọt, bột và độ ráo cơm nên cầm gia tăng lượng kali.
– Lượng phân: mỗi cây bón từ 700g đến 1kg tùy vào số lượng trái.
– Cách bón: bón đều xung quanh tán cây.
2. PHUN QUA LÁ
Giai đoạn này cần quan sát vườn, kiểm soát cơi đọt chặt chẽ đề phòng cây đi đọt dẫn đến méo trái, rụng trái và sâu bệnh tấn công gây mất năng suất.
* Giai đoạn sau xổ nhụy tới 40 ngày
– Quan sát vườn nếu thấy cây có dấu hiệu đi đọt thì cần chặn ngay.
* Giai đoạn 40 ngày đến thu hoạch
Định kỳ 15 ngày phun phòng sâu đục quả và nấm bệnh một lần.
– Thuốc nấm.
– Thuốc sâu.
– Rệp sáp.
LƯU Ý: Cần tuân thủ đúng liều lượng và cách ly ít nhất 10 ngày.