TẠI SAO KHÔNG NÊN CHO ĂN PHÂN SỚM?



+ Trước 30 ngày tuổi là thời kỳ trái sầu riêng trong quá trình phân chia tế bào và hình thành các cơ quan. Tốc độ phát triển trái chậm nên dinh dưỡng từ cây mẹ có thể đáp ứng được mà không cần thông qua các cử bón NPK.

+ Thêm lý do để khiến nhà vườn không bón NPK sớm đó chính là sẽ làm cho cây đi đọt gây rụng trái non, giảm năng suất. Ngoài ra còn khiến gai trái bị nù, giảm mẫu mã khi thu hoạch.

+ Tới khi trái được 15 – 20 ngày tuổi, sau khi tỉa trái lần 1 thì nhà vườn có thể mồi dinh dưỡng cho trái bằng các dòng hữu cơ lỏng, dễ tiêu. Thao tác này giúp tạo đà cho trái phát triển đồng thời kích hoạt rễ cám hoạt động mạnh trở lại, hỗ trợ lớn cho khâu ăn phân NPK khúc sau.

Lưu ý: Trường hợp nếu trái dưới 30 ngày gặp thời tiết có mưa, nhằm chống rụng và hạn chế quá trình đi đọt thì có thể dùng Kali Canxi Bo hoặc phân Kali Sunfat để dằn xung quanh tán. Cần phân biệt rằng các cử này dùng để đối ứng thời tiết chứ không phải mục tiêu cung cấp dinh dưỡng nuôi trái.

NÊN LỰA PHÂN GÌ CHO TRÁI 30 NGÀY TUỔI?

+ Có 2 xu hướng bón phân trong thời điểm này. Đối với các khu vực đất phú dưỡng, cây sung, phát triển mạnh thì dùng NPK kali cao để rải. Mục đích giúp vỗ phôm dáng trái cân đối, hạn chế dáng trái bị dài và mượn Kali cao để hãm quá trình đi đọt gây cạnh tranh dinh dưỡng.

+Còn những vùng đất có đào mương lên liếp, mô đất nhỏ – rễ ăn lan không nhiều hoặc vùng đất có tầng phèn làm giảm diện tích hoạt động của rễ thì dùng phân NPK 3 bằng nhau kết hợp với các loại phân bón.

TRÁI 30 NGÀY CẦN QUẢN LÝ ĐỌT THẾ NÀO?

+Cây sầu riêng sẽ có những mốc thời gian đi đọt sinh lý. Thông thường khi trái từ 30 – 35 ngày sẽ có một lần cây sáng đọt. Lúc này lựa chọn duy nhất là chặn đọt.

+Chặn đọt giúp cây không bị phân phối nguồn dinh dưỡng cho quá trình hình thành và mở lá mà chỉ tập trung nuôi trái. Giúp trái được tròn trịa, phát triển cân đối về chiều dài và chiều ngang. Ngược lại nếu để đọt sáng sẽ gây cạnh tranh, trái dễ bị rụng hoặc méo mó, đặc biệt là giống sầu riêng Monthong có thiên hướng đi đọt mạnh.

+Mong rằng bài viết vừa rồi sẽ giúp quý nhà vườn hiểu hơn về sinh lý của cây, nhu cầu của trái giai đoạn 30 ngày tuổi. Qua đó tìm được phương pháp canh tác phù hợp với vùng đất của mình, cuối vụ được trúng mùa, trúng giá nhé!

Nguồn: Sưu tầm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *