VƯỜN SẦU RIÊNG ĐẬU TRÁI NHIỀU GẤP RƯỠI!!!!

Vấn đề chính cần được giải quyết là giảm rụng trái non. Trước tiên, muốn trị bệnh hiệu quả thì phải bắt cho đúng bệnh. Đa số lý do làm trái sầu riêng rụng non là do:
– Rụng trái non sinh lý
– Rụng trái non do thiếu dinh dưỡng
– Rụng trái non do thời tiết: mưa nhiều, nắng to…
Và sau đây là cách khắc phục để đạt hiệu quả tốt nhất:
– Cách 1:
Giảm tưới nước: Trong thời gian từ lúc xả nhụy đến lúc trái bằng quả trứng ngỗng, bà con không nên ngắt nước hoàn toàn nhưng chỉ tưới nhẹ cho đất vừa đủ ẩm, không nên tưới ướt quá, tại vì trái sầu non đoạn này rất dễ bị sốc nước rồi rụng..
– Cách 2:
Vừa nuôi bông vừa nuôi đọt: Trong thời ky ra bông, cây sầu nuôi cả đọt và bông nên dễ bị thiếu chất dinh dưỡng, làm rụng trái. Nếu bà con không muốn hãm đọt thì làm như sau, bón thêm phân chứa nguyên tố đa lượng hàm lượng cao trong giai đoạn cây sầu mới ra bông tới lúc kết trái để đảm bảo cả bông và đọt đều đủ dinh dưỡng, tránh bị rụng bông và trái non lai rai.
Cách 3:
Tỉa trái: Số trái trên cây vừa đủ thì chất lượng cũng như trọng lượng trái sầu riêng sẽ đảm bảo hơn. Cách tỉa như sau:
+ Lần 1: Trái được 3-4 tuần sau khi nở bông, bà con tỉa những trái có cuống nhỏ, chen chúc trong chùm trái, trái méo, trái bị sâu bệnh (để lại 6-8 trái/chùm).
+ Lần 2: Trái được 8 tuần sau khi nở bông, bà con tỉa trái cong vẹo, dị dạng (để lại 3-4 trái/chùm).
+ Lần 3: Trái được 10 tuần sau khi nở bông, bà con cắt tỉa những trái hình dạng không đẹp, để những trái đẹp, hình thức chuẩn được nuôi đầy đủ hơn. Chỉ để 2-3 trái/chùm, khoảng 70-120 trái/cây (tùy theo từng cây).
– Cách 4:
Bón phân nuôi trái – Bà con chú ý bước này cực kỳ quan trọng, cần đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây nuôi trái. Bí quyết chia sẻ với bà con sẽ gồm 3 lần bón:
+ Lần 1: Khi trái sầu được 60 ngày tuổi (trái sầu riêng bằng trái trứng gà), bà con dùng phân chứa nguyên tố đa lượng Nitơ, Phốt pho, kali. Lượng bón: Bón 0,5kg/cây/lần, chia làm 2 lần bón, cách nhau 10-15 ngày. Lần 1 bón 200-300g/cây, bà con rải phân quanh tán cây. Nếu đất không đủ ẩm phải tưới nước để phân tan, nhớ tưới vừa đủ, đừng tưới nhiều sẽ bị rụng trái do sốc nước nghe bà con. Sau 10-15 ngày bón tiếp lần 2 với lượng phân còn lại. Gặp nắng gắt hay mưa liên tục cũng đỡ bị rụng trái.
+ Lần 2: Khi đậu trái được 80-85 ngày, bà con cũng bón phân chứa nguyên tố đa lượng Nitơ, Phốt pho, kali, chọn những loại có nhiều Kali. Bà con bón 0,15-0,25kg/cây/lần, bón lần tiếp theo sau đó 10-15 ngày.
+ Lần 3: Bà con bón Kali, chia làm 2 lần bón. Lần 1: Bà con bón khi trái được 100-105 ngày, 0,3kg/cây, tùy lượng trái trên cây và lần 2 sau khi bón lần 1 được 7 ngày, bà con cho 0,3-0,5kg/cây.
Ngoài ra, giai đoạn từ trái non chuyển sang trái già, đây là giai đoạn tích lũy tinh bột, bà con nhớ bón thêm vi lượng để giúp cây sầu riêng quang hợp tốt, trái không bị sượng.
Lưu ý: Đối với giống sầu riêng Ri6 do thời gian thu hoạch sớm hơn sầu riêng Monthong 15-20 ngày. Vì vậy, bà con nhớ canh thời gian bón phân cho cây Ri6 giai đoạn nuôi trái cần sớm hơn so với giống Monthong khoảng 10-15 ngày.
Mong rằng những chia sẻ trên có thể giúp bà con trồng sầu riêng hạn chế tình trạng rụng trái non và thu hoạch được mùa vàng. Chúc bà con thành công!
Sưu tầm và tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *